Ly hôn giả tạo? Bạn đã biết gì về vấn nạn này? Có thật sự mang lại những hậu quả khó lường? Đừng lo lắng, Luật sư An Tâm sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi và đánh tan nỗi lo lắng qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé. 

1. Ly hôn giả tạo là gì? 

Ly hôn giả tạo là việc vợ, chồng làm thủ tục ly hôn như thông thường nhưng mục đích là lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh trách nhiệm trả nợ, bị phạt về sinh con thứ 3 hoặc các trách nhiệm về tài sản khác hoặc để đạt được mục đích cá nhân theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2015. 

2. Mục đích của ly hôn giả tạo

Ly hôn giả tạo nhằm đạt được các mục đích như sau: 

  • Trốn tránh nghĩa vụ tài sản; 
  • Trốn tránh mức xử lý về việc sinh con thứ 3 (đối với Cán bộ, công viên chức, Đảng viên)
  • Lợi dụng ly hôn để đạt mục đích cá nhân mà không nhằm kết thúc hôn nhân: lấy chồng nước ngoài (xuất nhập cảnh), được bảo lãnh,….

3. Hậu quả pháp lý của ly hôn giả tạo

Hành vi ly hôn giả có thể dẫn đến các hậu quả sau đây: 

  • Hủy bỏ hôn nhân khi bị phát hiện ly hôn giả; 
  • Bị phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu và buộc phải nộp lại số tiền từ hành vi ly hôn giả (điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP);
  • Bị xử lý kỷ luật và bị phạt tiền đối với Cán bộ, Đảng viên sinh con thứ ba. 
  • Dễ gây ra mâu thuẫn về tranh chấp tài sản, quyền nuôi con và nghĩa vụ trả các khoản nợ (không được thỏa thuận trước đó); 
  • Gây khó khăn cho việc đăng ký kết hôn lại sau này;
  • Ảnh hưởng đến quyền lợi của một bên và quyền lợi của con cái;
  • Khó khăn trong việc xin Visa xuất ngoại. 

>> Xem thêm: Tư vấn ly hôn online

4. Ly hôn giả tạo để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ bị phạt bao nhiêu? 

Vợ hoặc chồng lợi dụng ly hôn giả nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng, cụ thể:

  • Phạt tiền: từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP);
  • Phải hoàn tất trách nhiệm trả nợ do mình gây ra. 

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Đảng viên ly hôn giả để sinh con thứ ba bị xử phạt như thế nào?

Đảng viên ly hôn giả để sinh con thứ ba là vi phạm về điều cấm kết hôn và vi phạm chính sách dân số theo Nghị quyết 21-NQ/TW 2017.

Mức xử phạt tùy theo mức độ tái phạm, bao gồm: 

  • Bị phạt hành chính tối đa 20 triệu đồng; 
  • Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ);
  • Hoặc bị khai trừ khỏi Đảng. 

Tuy nhiên, Đảng viên không bị xử phạt về vi phạm chính sách dân số nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; 
  • Đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; 
  • Sinh con thứ ba nhưng hai con đẻ có một trong hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền; 
  • Sinh con thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; 
  • Các trường hợp khác được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP. 

5.2. Chủ nợ được quyền tố cáo khi phát hiện hành vi ly hôn giả tạo không?

Chủ nợ được quyền tố cáo và nộp đơn khởi kiện nếu phát hiện hành vi ly hôn của con nợ là giả tạo nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. 

Mức xử phạt cho hành vi ly hôn giả tạo có thể lên đến 20 triệu đồng (khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).  

5.3. Chồng biết mình sắp phá sản nên đã ly hôn giả và cho vợ hết tài sản của mình thì bị phạt bao nhiêu? 

Với hành vi của người chồng như trên, đã vi phạm về hành vi ly hôn giả để trốn tránh trách nhiệm trả các khoản nợ và bị xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).  

Việc hiểu rõ dấu hiệu và hậu quả mà ly hôn giả tạo đem lại sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ vi phạm pháp luật và chấm dứt quan hệ hôn nhân không đáng có. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thủ tục ly hôn. LSAT chúc bạn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, bền vững và hãy liên hệ ngay đến LSAT nếu bạn cần sự giúp đỡ. 

– Thảo Vy (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Bài viết hữu ích: